Giãn tĩnh mạch chân là bệnh thường gặp ở phái nữ, gây mất thẩm mỹ cho đôi chân của chị em. Bệnh không phải khi nào cũng có biến chứng nguy hiểm nó chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ và suy giảm chất lượng cuộc sống. Vậy giãn tĩnh mạch là gì? Có nguy hiểm hay không? Có cách chữa trị tại nhà không? Bài viết dưới đây của Bình Minh Medical sẽ trả lời cho các bạn.
Có rất nhiều chị em thấy các mạch máu dưới da nổi lên, vùng da bị đổi màu thì cảm thấy sợ hãi và lo lắng không biết mình bị gì, có bi làm sao không,… đây chính là dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch ở chân.
Giãn tĩnh mạch và các giai đoạn
Mục Lục [Ẩn]
Giãn tĩnh mạch ở chân là gì?
Giãn tĩnh mạch là sự suy giãn các tĩnh mạch chi dưới khiến cho việc đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch ở vùng chân bị suy giảm và có thể gây ta hiện tượng máu ứ đọng, làm biến đổi về huyết động và các mô tổ chức bị biến dạng.
Khi bị giãn tĩnh mạch sẽ có những biểu hiện dễ nhận biết như:
+ Các đường tĩnh mạch phì đại, nổi rõ dạng ngoằn ngoèo trên da.
+ Vùng da bị giãn tĩnh mạch bị sưng.
+ Vùng da bị giãn tĩnh mạch và xung quanh bị đổi màu.
Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng như thường xuyên bị chuột rút, đau nhức khi phải đứng quá lâu.
Mức độ nguy hiểm của giãn tĩnh mạch bạn nên biết?
Là bệnh phổ biến ở chị em và chỉ gây mất thẩm mỹ và bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên cũng sẽ có một số trường hợp sẽ có biến chứng như:
+ Viêm loét da: Vùng da bị giãn tĩnh mạch lâu dần sẽ xuất hiện những vết loét, da đổi màu, khiến cho người bệnh đau đớn.
+ Tạo thành huyết khối: Hiện tượng sưng phồng tĩnh mạch kéo dài sẽ khiến máu đông thành cục lớn
+ Hiện tượng vỡ mạch: Khi vận động quá mạnh sẽ xảy ra tình trạng căng vỡ tĩnh mạch và sẽ dễ nguy hiểm đến tính mạng do xuất huyết gây nhiễm trùng máu.
Dù là bệnh nhỏ nhưng các chị em cũng không được chủ quan nhé. Có thế tập thể dục hoặc điều chỉnh lại chế độ ăn uống để giảm bớt độ phình của tĩnh mạch.
Cách chữa giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Bạn thấy bất tiện khi đi bệnh viện để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch, bạn muốn ở nhà tự điều trị để sắp xếp được thời gian cho gia đình và công việc. Để phái nữ không phải lui tới lui lại ở bệnh viện thì các bác sĩ đã liệt kê ra các biện pháp chữa giãn tĩnh mạch chân hiệu quả tại nhà như sau:
1, Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh chính là biện pháp giải quyết tốt nhất cho các vấn đề về sức khỏe, đặt biệt là giãn tĩnh mạch ở chân.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C và E, những loại thực phẩm này kích thích sản xuất collagen và elastin và giữ cho tĩnh mạch khỏe hơn, ít bị giãn hơn.
- Bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như đậu, hạt, yến mạch, hạt lanh, lúa mì,… vào chế độ ăn vì chúng có thể ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch.
- Bắp cải là loại rau của giàu vitamin A,C,E, B1, B2, K, Canxi, kali, magie, sắt, … và chát xơ giúp phá hủy các loại chất lên men trong máu và giảm đau.
- Các thực phẩm chứa flavonoid như hành, cải bó xôi, bông cải xanh, cacao, tỏi,… chúng giúp giảm áp lực động mạch, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạc, thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn.
- Pha 2 thìa giấm táo với nước để uống vì giấm táo có khả năng cải thiện lưu thông máu, giảm sưng tĩnh mạch.
2, Sử dụng tất ngăn giãn tĩnh mạch
Đây là loại tất giúp bó chặt hơn so với tất thông thường, tất ngăn giãn tĩnh mạch giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân thông qua việc tạo áp lực hợp lý lên chân để các tĩnh mạch không bị giãn nở thêm. Ngoài ra, tất co giãn còn hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch trong việc điều hướng máu lưu thông về tim.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tất có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa sưng chân vào buổi tối. Những người thường xuyên phải đứng, đi lại hoặc ngồi lâu một chỗ nên mang tất y khoa để giảm sưng, giảm khó chịu ở chân.
3, Tập thể dục
Ngoài các biện pháp về ăn uống và dụng cụ bó chặt thì việc tập thể dụng cơ chân cũng giúp cho việc điều trị giãn tĩnh mạch tại nhà thêm hiệu quả. Các bài tập như:
- Tập nâng chân, massage và hoạt động thể chất
Nâng chân: Có thể làm giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch và sưng phù chân cho những người bị suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn đầu. Để điều trị bệnh hiệu quả, cần nâng cao chân trên mức của tim, giữ chân ở vị trí này trong ít nhất 20 phút từ 3 – 4 lần/ngày;
- Massage:
Là phương pháp giúp hỗ trợ lưu thông máu, đặc biệt là ở chân – nơi bị giãn tĩnh mạch. Kỹ thuật xoa bóp giãn tĩnh mạch là thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây áp lực lên các tĩnh mạch lớn.
- Hoạt động thể chất:
Các bài tập giúp tăng cường lưu thông máu và có hiệu quả trong điều trị bệnh là đi bộ, căng cơ, tập yoga hoặc xoay cổ chân,…;
- Thay đổi lối sống:
Tránh đi đứng hoặc ngồi quá lâu, đặc biệt là với những người làm công việc văn phòng. Tốt nhất bệnh nên nên thay đổi tư thế thường xuyên hơn để tránh làm tắc nghẽn dòng máu lưu thông, nên đứng dậy và tập các bài tập kéo giãn cơ ngắn,… Đồng thời, người bị suy giãn tĩnh mạch chân cần tránh mang giày cao gót trong thời gian dài vì đi giày cao gót làm tăng co bóp các cơ bắp chân, dồn máu về tĩnh mạch, làm nặng hơn tình trạng ứ máu ở chi dưới.
Lưu ý khi chữa giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Trong quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu, bạn nên lưu ý những điều sau:
Không vận động mạnh một cách đột ngột.
Tránh ngồi bắt chéo chân gây nghẽn tĩnh mạch.
Tránh ăn các thực phẩm không lành mạnh, chứa nhiều dầu mỡ gây tăng huyết áp.
Bám sát sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu bạn thấy có triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch như đã nêu trên thì hãy tới ngay các cơ sở y tế để được tư vấn các biện pháp chữa giãn tĩnh mạch chân hợp lý tại nhà.
Có thể bạn chưa biết:
Cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch
Khi trẻ mắc covid-19 – Tất tần tật những việc bố mẹ cần làm trong và sau khi trẻ khỏi bệnh
Top 5 loại SPO2 mini chính hãng được tin dùng hiện nay