Chúng ta hiện tại vẫn đang nghĩ chủ quan răng “ai rồi cũng bị cả thôi”, nhưng lại không lường được hậu quả để lại của covid. Dù là người lớn hay trẻ mắc covid-19 dù triệu chứng nhẹ hay nặng cũng không được chủ quan bởi di chứng để lại của nó sẽ khiến chúng ta yếu đi và có thể biến chứng sang các bệnh khác về đường hô hấp.
Đối với trẻ nhỏ vì chưa được tiêm vacxin vì vậy khi mắc covid sẽ có thể ảnh hưởng nhiều về trí nhớ và đường hô hấp vì thế bố mẹ cần phải nắm bắt được tất tần tật những việc cần làm trong và sau khi trẻ mắc covid để chăm sóc trẻ và ngăn ngừa hậu covid hết sức cho trẻ. Cũng tham khảo bài viết dưới đây của Binh Minh Medical để có thêm kiến thức chăm con mùa dịch nhé!
Mục Lục
I. Cách phòng tránh covid cho trẻ nhỏ
Dịch bệnh ngày càng phức tạp vì vậy việc phòng chống covid cho trẻ nhỏ rất là quan trọng vì trẻ chưa được tiêm covid, hậu quả để lại về sau khó lường. Bố mẹ cần phải làm những việc sau để trẻ khỏe mạnh trong mùa dich:
1, Hạn chế trẻ tiếp xúc với nhiều người
Tuyệt đối không được hành động như ôm ấp, hôn trẻ có thể khiến trẻ dính phải các giọt bắn nước bọt từ người mang mầm bệnh, dù họ chưa có biểu hiện phát bệnh như ho, sốt. Ba mẹ nên hạn chế cho bé đến những nơi tập trung đông người, cố gắng sắp xếp thời gian vui chơi và học tập cùng bé tại nhà. Bố mẹ và người thân trong gia đình cũng hạn chế tụ tập nơi đông người vì bố mẹ, ông bà cũng có thể là mầm bệnh tiềm ẩn và trẻ sẽ dễ dàng lây khi bố mẹ bị.
2, Luôn vệ sinh cơ thể, nhà cửa sạch sẽ
Khu vực sinh hoạt chính là môi trường tiềm ẩn nhiều vi khuẩn nhiễm lây nhiễm nhất vì vậy việc vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh sẽ giúp giảm bớt nguy cơ lây nhiễm covid. Đặc biệt, nơi sinh hoạt của bé cần phải được tuyệt trùng, lau chùi thường xuyên, những đồ vật như đồ chơi của bé, tay nắm cửa là nơi tiếp xúc nhiều nhất vì vậy cần dùng cồn hoặc dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ tối đa các loại vi rút, vi khuẩn bám vào.
Luôn tạo thói quen rửa tay sau khi ra ngoài về hay trước khi ăn uống, tạo thói quen súc miệng thường xuyên. Ngoài ra, cũng cần lưu ý giữ ấm cho trẻ. Mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, ba mẹ chú ý luôn để bé ăn mặc đủ ấm, đi tất, gang tay, quàng khăn và đặc biệt là đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.
3, Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng chính là điều kiện để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, boosv mẹ cần đảm bảo bé có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và lối sống lành mạnh, cụ thể :
+ Cho trẻ uống đủ nước
+ Bổ sung các thực phẩm giàu protein: trứng, thịt, cá,… để tăng sức đề kháng cho trẻ.
+ Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,… không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại những vi rút gây bệnh.
+ Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ.
+ Ba mẹ cũng cần tập cho bé một lối sống lành mạnh: đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, đúng giờ; rèn luyện cơ thể thường xuyên; tắm nắng để hấp thụ vitamin D,…
II. Cách điều trị covid cho trẻ nhỏ
Khi trẻ nhà bạn được cô vy ghé thăm thì bạn cũng không cần quá lo lắng mà hãy thật bình tĩnh tìm hiểu về cách điều trị cho bé, cần bổ sung những gì, cần chuẩn bị những loại thuốc nào, cần chú ý những biểu hiện nào của trẻ. Dưới đây là cách điều trị trẻ mắc covid-19:
Theo Bộ Y tế khi trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà, cha mẹ phải chuẩn bị các vật dụng, thuốc cần thiết như nhiệt kế, máy đo SpO2, thuốc hạ sốt, thuốc ho, Oresol, dung dịch nhỏ mũi… Đặc biệt cần theo dõi các triệu chứng bất thường của trẻ để báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất…
3 tiêu chí lâm sàng trẻ mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà
+ Trẻ em ≤ 16 tuổi mắc COVID được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.
+ Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi).
+ Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định
Theo Bộ Y tế khi trẻ em mắc COVID-19 điều trị tại nhà, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng bất thường của trẻ để báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất…
Đồng thời phải có bố, mẹ, người thân… có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ (gọi chung là người chăm sóc), có khả năng liên lạc với nhân viên y tế (qua các phương tiện như điện thoại, máy tính…) để được nhân viên y tế theo dõi, giám sát và xử trí khi có tình trạng cấp cứu.
Các vật dụng, thuốc cần thiết, gia đình cần chuẩn bị để chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà
*** Về vật dụng gồm
+ Nhiệt kế;
+ Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có);
+ Khẩu trang y tế;
+ Phương tiện vệ sinh tay;
+ Vật dụng cá nhân cần thiết;
+ Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
***Thuốc điều trị cho trẻ mắc covid-19 tại nhà gồm
Thuốc hạ sốt: paracetamol (gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, đủ dùng từ 5-7 ngày).
+ Thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
+ Thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc), đủ dùng từ 5-7 ngày.
+ Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.
+ Thuốc điều trị bệnh nền (nếu cần, đủ sử dụng trong 01-02 tuần).
Cách ly, phòng lây nhiễm khi có trẻ mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà thế nào?
+ Theo hướng dẫn của Bộ Y tế cần tạo không gian cách ly riêng cho trẻ nhất là khi trẻ có khả năng tự chăm sóc.
+ Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ.
+ Đeo khẩu trang trẻ mắc COVID-19 (với trẻ ≥ 2 tuổi), người chăm sóc, người trong gia đình và trẻ em ≥ 2 tuổi.
+ Giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa trẻ mắc COVID-19 và những người khác nếu có thể được
Hướng dẫn theo dõi sức khỏe trẻ mắc COVID-19
Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, màu sắc da, niêm mạc, ăn uống, đau ngực, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mất khứu giác, thính giác.
Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng bất thường. Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh:
(1) Cảm giác khó thở.
(2) Ho thành cơn không dứt
(3) Không ăn/uống được
(4) Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ
(5) Nôn mọi thứ
(6) Đau tức ngực
(7) Tiêu chảy
(8) Trẻ mệt, không chịu chơi
(9) SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2 )
(10) Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút
(11) Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn…
(12) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.
III. Cách chăm sóc hậu covid ở trẻ
Hậu covid bây giờ chính là nỗi ám ảnh của người đã mắc và người chưa mắc. Hậu covid để lại cho người lớn là đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, hơi thở gấp, hụt hơi,… chính những biểu hiện này khiến cho người bệnh dù đã khỏi nhưng vẫn không khỏe mạnh để sinh hoạt và làm việc được. Vậy hậu covid ở trẻ bố mẹ cần chăm sóc như thế nào để trẻ tăng thêm sức để kháng và không bị hậu covid kéo dài.
Các triệu chứng và tình trạng có thể ảnh hưởng đến trẻ em hậu COVID-19
- Các vấn đề về hô hấp
- Các vấn đề về tim mạch
- Thay đổi vị giác, khứu giác
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
- Mệt mỏi về tinh thần
- Thể chất mệt mỏi
- Nhức đầu
- Sức khỏe tâm thần và hành vi
- Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em ( MIS-C ) là một biến chứng hiếm gặp, thường xảy ra từ 2 đến 6 tuần sau khi nhiễm SARS-CoV-2.
Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh đái tháo đường , bao gồm đi tiểu thường xuyên, tăng khát, tăng đói, giảm cân, mệt mỏi, đau dạ dày và buồn nôn hoặc nôn, đã được báo cáo ở một số trẻ em và thanh thiếu niên bị COVID-19.
Tăng sức đề kháng “đánh bay” Hậu covid cho trẻ em
Tăng sức đề kháng cho trẻ chính là một chìa khóa quan trọng để chiến thắng COVID và hậu COVID-19. Bố mẹ hãy bổ sung cho trẻ một chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và cho bé tập luyện nhẹ nhàng thay vì nghe các thông tin không đầy đủ rồi đi mua thuốc chữa hậu COVID-19. Cụ thể, cha mẹ hãy đảm bảo cho con một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và thể dục hợp lý để duy trì thể lực. Cho con ngủ đúng giờ, không thức muộn để xem phim hay chơi game sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu bé mất ngủ có thể cho bé nghe nhạc không lời để dễ ngủ hơn.
Một sức đề kháng đặc biệt nữa chính là hãy cho trẻ tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng COVID-19 khi có đủ điều kiện về độ tuổi… Với những trẻ mà cha mẹ e ngại chưa cho tiêm vaccine phòng COVID-19 hãy cho trẻ đi tiêm chủng để ngừa những nguy cơ do COVID và hậu COVID-19.
Với tất cả những thông tin về cách phòng và chống khi trẻ mắc covid đã được Bình Minh Medical cập nhật ở trên. Bố mẹ hãy dành một chút thời gian đọc để chăm sóc con mình trong mùa dịch nhé!
Bạn có thể tham khảo thêm :