Ăn rau muống có tốt không? Những người không nên ăn rau muống

Rau muống là loại rau vô cùng có lợi đối với sức khỏe con người. Rau muống chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, giúp chúng ta có thể phòng ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp, giải độc hiệu quả. Vậy ăn rau muống có tốt không? Những ai không nên ăn rau muốn?

Nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của rau muống

Nguồn gốc rau muống

Rau muống là loài thực vật có tên khoa học là Ipomoea aquatica, thuộc họ Bìm Bìm (Convolvulaceae). Hiện nay nguồn gốc của loại rau này vẫn còn là một bí ẩn, do chúng hiện được trồng rộng khắp tại các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việt Nam là quốc gia đang trồng nhiều rau muống, loại rau này cũng rất phổ biến và thường xuyên xuất hiện trong những bữa ăn hàng ngày.

Thành phần dinh dưỡng có trong rau muống

Giá trị dinh dưỡng có trong 100g rau muống bao gồm những chất như sau:

– Nước: 92%

– Lipid: 0,2g

– Protein: 2,6g

– Carbs: 3,1g

– Chất xơ: 2,1g

– Natri: 113mg

– Kali: 312mg

– Sắt: 1,7mg

– Canxi: 77mg

– Magie: 71mg

– Vitamin A: 315 mcg

– Vitamin C: 55mg

– Vitamin B6: 0,1g

– Ngoài ra rau muống còn chứa đựng nhiều dưỡng chất khác bổ dưỡng đối với sức khỏe con người.

Tác dụng của rau muống đối với sức khỏe

Nhờ vào hàm lượng dưỡng chất dồi dào, rau muống mang đến cho người sử dụng những tác dụng vô cùng hữu ích, có thể kể đến như sau:

Giảm Cholesterol

Rau muống là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những người muốn giảm Cholesterol một cách tự nhiên. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc ăn rau muống sẽ làm giảm mức Cholesterol cũng như Triglycoside đáng kể trong máu. Nhờ đó mà chúng ta sẽ tránh được nguy cơ mỡ máu cũng như các chứng bệnh liên quan.

Điều trị các tổn thương ở gan

Rau muống đã từng được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị bệnh lý vàng da và các vấn đề về gan ở người. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, chiết xuất của rau có thể bảo vệ cơ thể chống lại tổn thương tại gan do nhiều tác nhân gây ra như hóa chất, các gốc tự do, các tế bào bị oxy hóa,…

Hỗ trợ điều trị thiếu máu

Rau muống rất giàu chất sắt, do đó nó cực kỳ có lợi cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cũng như phụ nữ mang thai cần bổ sung chất sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Sắt là một khoáng chất vô cùng quan trọng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là của các tế bào hồng cầu bởi chúng là tác nhân giúp hình thành hemoglobin.

Điều trị chứng khó tiêu và táo bón

Rau muống rất giàu chất xơ, cho nên nó hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, giúp người dùng có thể giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa một cách tự nhiên. Đặc tính nhuận tràng nhẹ của rau còn có lợi cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón lâu ngày. Nước ép từ rau còn được dùng giống như là một phương thuốc diệt giun, vi khuẩn dạ dày.

Phòng chống bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc ăn rau muống một cách thường xuyên sẽ giúp cơ thể phát triển sức đề kháng để chống lại sự oxy hóa do bệnh tiểu đường gây ra. Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh tiểu đường cũng được khuyên nên sử dụng loại rau này hàng ngày.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Rau muống có chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như vitamin A và C, cũng như hàm lượng beta-carotene vô cùng cao. Những chất dinh dưỡng này hoạt động giống như hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng làm giảm các gốc tự do xuất hiện trong cơ thể. Từ đó sẽ ngăn ngừa được nguy cơ tắc nghẽn động mạch, đau tim hoặc đột quỵ do các bệnh tim mạch gây ra.

Bên cạnh đó, hàm lượng folate dồi dào có trong rau muống sẽ giúp chuyển hóa một chất hóa học nguy hiểm có tên là homocysteine, là chất có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ nếu tích tụ với nồng độ cao.

Phòng chống ung thư

Rau muống chứa đến 13 loại hợp chất chống oxy hóa khác nhau, đây chính là loại thực phẩm hoàn hảo để ngăn ngừa bệnh ung thư. Những chất chống oxy hóa này được biết là có tác dụng loại bỏ hoàn toàn các gốc tự do khỏi cơ thể, từ đó làm thay đổi các điều kiện mà tế bào ung thư có thể nhân lên. Loại rau này được cho là có lợi nhất trong việc ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú,…

Có lợi cho đôi mắt

Rau muống có hàm lượng lớn các chất carotenoid, vitamin A và lutein. Những chất dinh dưỡng này đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe của đôi mắt. Loại rau này cũng làm tăng mức độ glutathione, là hoạt chất đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể ở mắt.

Nâng cao hệ miễn dịch

Sử dụng rau muống một cách thường xuyên sẽ giúp bạn có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của mô và xương. Nó cũng góp phần giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể.

Chống lão hóa

Rau muống rất giàu các chất chống oxy hóa, có khả năng giúp ngăn chặn sự phá hủy các tế bào trong cơ thể bởi các gốc tự do, làm cho các tế bào da có khả năng chống lại tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời và giảm thiểu nếp nhăn ở mức độ vừa phải. Nhờ đó sẽ giúp cơ thể đảo ngược quá trình lão hóa, khiến làn da trở nên đẹp và trẻ trung hơn.

Điều trị các bệnh về da

Rau muống còn có thể được dùng để làm thuốc đắp nhằm chữa trị các chứng bệnh ngoài da như nấm da, nổi mẩn ngứa, mụn nhọt,… Loại rau này cũng được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá, chàm và bệnh vẩy nến.

Giúp giải độc

Rau muống chứa đặc tính chữa lành và giải độc, cho nên nó có thể giúp giảm ngứa và đào thải độc tố trong trường hợp bạn bị côn trùng cắn.

Những ai không nên ăn rau muống

Mặc dù rau muống rất giàu chất dinh dưỡng và có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng chúng ta không nên ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược lại. Đặc biệt có một số người không nên ăn rau muống vì nó có thể gây hại cho sức khỏe.

Một số người thuộc nhóm đối tượng sau đây không nên sử dụng rau muống thường xuyên, bởi nó tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.

Người bị vết thương hở

Như đã đề cập đến ở trên, nếu như bạn đang bị vết thương hở, đang trong quá trình hồi phục thì không nên ăn rau muống. Bởi nó sẽ khiến cơ thể tăng sinh tế bào, làm lành sẹo nhanh chóng nhưng khiến vết sẹo trở nên lồi, thâm đen vô cùng mất thẩm mỹ.

Người bị bệnh gout

Người mắc bệnh gout tuyệt đối không được ăn rau muống trong bữa ăn thường ngày. Vì trong rau có chứa thành phần acid oxalic có thể gây ức chế sự hấp thụ canxi và kẽm vào trong cơ thể. Từ đó khiến tình trạng bệnh gout càng trầm trọng hơn.

Người bị sỏi thận

Rau muống làm gia tăng hàm lượng canxi oxalate trong cơ thể bởi hàm lượng canxi trong rau khá cao. Từ đó người bị sỏi thận sẽ không thể đào thải được sỏi, viên sỏi sẽ gia tăng kích thước to hơn, khiến người bệnh buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Người mắc bệnh xương khớp

Người bệnh đang bị mắc bệnh đau nhức xương khớp, viêm khớp,… Việc sử dụng rau muống sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, cơn đau cũng sẽ dữ dội hơn.

Người có hệ đường ruột yếu

Rau muống thường trồng chủ yếu ngoài ao, hồ, vậy nên nó chứa đựng nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn nếu như không được rửa sạch và chế biến kỹ. Do đó những người có hệ đường ruột yếu sẽ dễ bị đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc nếu như sử dụng rau muống không sạch sẽ quá nhiều.

Có thể bạn quan tâm:

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *