Suy thận là bệnh lý gì? Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu như thế nào?

Thận là là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người, vì vậy khi chức năng thận gặp rối loạn thì sức khỏe của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Suy thận là một trong những căn bệnh có diễn tiến âm thầm và cực kỳ nguy hiểm. Để nhận biết sớm dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn và tăng khả năng phục hồi.  Vậy suy thận là gì? Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu như thế nào?

Suy thận là gì?

Thận có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người. Chính vì vậy, khi chức năng của cơ quan này gặp rối loạn, sức khỏe chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Một trong những vấn đề nguy hiểm mà ai cũng cần phải lưu ý, đó là bệnh lý suy thận.

Đây là bệnh lý xảy ra khi thận bị suy giảm chức năng. Điều này dẫn đến chất thải trong máu không thể lọc ra ngoài và tích tụ lại. Suy thận sẽ chia thành 2 loại, đó là:

Suy thận mạn tính: Quá trình suy giảm chức năng của thận sẽ diễn ra trong một thời gian dài và khó có thể điều trị dứt điểm được. Người bệnh cần phải biết được dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu để kịp thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Suy thận cấp tính: Chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng khá nhanh, chỉ trong vòng vài ngày. Cần phải điều trị gấp với các phương pháp tùy theo từng tình trạng bệnh, trong đó có chạy thận nhân tạo.

Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu như thế nào?

Các triệu chứng suy thận đa phần đều mơ hồ và có thể gây nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Dù vậy, vẫn có những dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu bạn nên lưu tâm, bao gồm:

1, Đi tiểu bất thường

Khi nước tiểu có những thay đổi, có thể bạn đang mắc các vấn đề về thận. Nếu nước tiểu thường xuyên xuất hiện nhiều bọt, có lẫn máu, màu nhợt nhạt/tối hoặc số lần đi tiểu, mực nước tiểu ít hơn/nhiều hơn bình thường, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra. Ngoài ra, tiểu đêm nhiều lần và khi tiểu cảm giác căng tức, khó chịu cũng là biểu hiện suy giảm chức năng thận.

2, Chóng mặt, ớn lạnh và mất tập trung

Đây là dấu hiệu suy thận ít người nhận ra nhất, vì nó là triệu chứng của hầu hết các căn bệnh thông thường khác. Cũng bởi suy thận gây ra thiếu máu nên hoa mắt, chóng mặt là tình trạng dễ hiểu. Bạn cũng không thể tránh khỏi chứng ớn lạnh trong người và những cơn rùng mình khó chịu. Ngoài ra, một dấu hiệu không thể không nhắc đến, đó là đau cạnh sườn, đau thắt lưng, mất tập trung.

3, Cơ thể phù nề

Khi thận không hoạt động tốt chức năng, lượng chất lỏng độc hại dư thừa sẽ không thể đào thải ra bên ngoài, dẫn đến hiện tượng tích trữ nước, gây phù nề cơ thể, đặc biệt là ở những vùng như mặt, chân, tay.

4, Buồn nôn, nôn, chán ăn

Chứng ure huyết do suy thận sẽ khiến bạn cảm thấy chán ăn, sa sút tinh thần và giảm cân. Ngoài ra, bạn cũng không thể tránh khỏi những cơn buồn nôn và thậm chí là nôn tất cả những gì mình vừa ăn vào cơ thể. Không chỉ vậy, bạn còn có thể cảm giác được vị kim loại trong miệng, đồng thời nhận thấy mùi amoniac trong hơi thở.

5, Nổi mẩn ngứa, phát ban như dị ứng

Ngứa cũng là một trong những dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu. Bởi các chất thải trong máu không được lọc đi do thận suy yếu, điều này khiến bạn ngứa ngáy toàn thân, người nổi mẩn như dị ứng. Mức độ suy thận càng nặng thì những trận ngứa càng kinh khủng, nó như xuất phát từ xương

6, Khó thở, thở nông, mệt mỏi

Suy thận có thể gây ra khó thở, lý do là từ một trong hai trường hợp sau: Thiếu máu hoặc chất lỏng dư thừa tích tụ trong phổi. Bên cạnh đó, thận suy tạo ra ít erythropoietin hơn, mà erythropoietin lại tạo ra các tế bào hồng cầu cung cấp oxy. Việc thiếu oxy sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng mỏi mệt, lả đi và mụ mẫn đầu óc.

Cần làm gì khi phát hiện bị bệnh suy thận gia đoạn đầu?

Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu nêu trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và xác định chính xác tình trạng bệnh lý. Nhờ đó, có phương pháp điều trị tốt nhất, hạn chế các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

  • Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận giai đoạn đầu

Một lối sống khoa học rất tốt cho những người bị bệnh thận, đặc biệt nếu bạn mắc tiểu đường, cao huyết áp hoặc cả hai. Cụ thể:

– Giữ huyết áp đúng mục tiêu bác sĩ đặt ra.

– Tiêu thụ ít hơn 2.3 g natri mỗi ngày, uống đủ nước (1,5 – 2l mỗi ngày).

– Nếu bị tiểu đường, hãy kiểm soát nồng độ đường trong máu.

– Nếu dùng thuốc, bạn cần theo chỉ định của bác sĩ.

– Hãy bỏ thuốc lá vì hút thuốc lá có thể làm tổn thương thận nặng hơn.

  • Chế độ tập luyện cho người suy thận giai đoạn đầu

Tăng cường vận động thể lực mỗi ngày. Tuy nhiên, tránh vận động quá sức. Bên cạnh đó, các hoạt động thể chất sẽ giúp kiểm soát huyết áp cũng như mức độ glucose và cholesterol trong máu. Ngoài ra, thừa cân khiến thận làm việc vất vả hơn. Vì vậy, lên kế hoạch và thực hiện giảm cân ngay từ bây giờ sẽ giúp thận khỏe mạnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *