Hội chứng covid -19 – Tổn thương thận như thế nào khi mắc covid-19???

Hội chứng covid -19 có thể ảnh hưởng đến chức năng thận trong quá trình phát bệnh, thậm chí là tác động kéo dài đến sau khi người bệnh đã hồi phục. Những bệnh nhân bị tổn thương thận liên quan đến COVID-19 nên đến gặp bác sĩ để đảm bảo phục hồi chức năng thận trở lại bình thường.

Bệnh xơ hóa thận hình thành từ các mô sẹo trong cơ quan này và có thể dẫn đến suy thận giai đoạn cuối. Sau khi tiến hành các nghiên cứu, giới khoa học khẳng định kết quả đã chứng minh rằng COVID-19 có thể “lây nhiễm trực tiếp và gây ra tổn thương tế bào thận với quá trình xơ hóa sau đó”.

Nhiều bệnh nhân bị COVID-19 nặng đồng thời cũng mắc các bệnh mãn tính, bao gồm huyết áp cao và tiểu đường. Cả hai yếu tố này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Mặt khác, các bác sĩ cũng nhận thấy tổn thương thận ở những người không có vấn đề về thận trước khi nhiễm virus corona SARS-CoV-2

Thận có chức năng gì?

Chức năng chính của thận là lọc máu và lọc chất thải. Thận sẽ tiến hành lọc các chất cặn bã, độc hại sau đó chỉ giữ lại tế bào máu và các protein. Chất thải sẽ được tiết ra vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.

Thận có vai trò quan trọng trong việc điều hòa thể tích máu. Khối lượng dịch ngoại bào ở trong cơ thể được nó kiểm soát bằng cách bài tiết ra nước tiểu. Khi cung cấp một lượng lớn nước vào cơ thể thì số lượng nước tiểu sẽ cao lên, hoặc giảm đi khi ta bị mất nước.

Thận còn đảm nhận chức năng nội tiết do sản xuất ra hormone renin. Renin tham gia vào điều hòa huyết áp, cung cấp erythropoietin có chức năng làm tăng sản xuất hồng cầu của tủy xương khi oxy ở mô giảm.

Thận còn có thể tạo ra vitamin hoạt tính D3 tham gia vào quá trình trao đổi canxi, phốt pho và trao đổi chất của xương. Nhiều loại hormone như insulin, gastrin… bị phân giải ở thận.

Hội chứng covid -19 gây tổn thương đến thận như thế nào?

Virus corona SARS-CoV-2 có thể tấn công đến các tế bào thận, từ đó gây hại cho các mô thận.

Phản ứng dữ dội của hệ miễn dịch trong quá trình cố gắng tiêu diệt virus xâm nhập có thể phá hủy các mô khỏe mạnh.

Nhiều bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính thông thường cũng mắc các bệnh khác như huyết áp cao, tiểu đường… nên khi mắc COVID-19 dễ tiến triển bệnh nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn người bình thường.

Người suy thận mắc COVID-19 có nguy hiểm không?

Các hệ thống cơ quan – như tim, phổi, gan và thận, phụ thuộc và hỗ trợ các chức năng của nhau. Vì vậy khi virus corona chủng mới gây tổn thương ở một khu vực, những cơ quan khác cũng có thể gặp nguy hiểm. Những chức năng thiết yếu của thận có tác động đến tim, phổi và các hệ thống khác. Các bác sĩ lưu ý tổn thương thận phát sinh ở bệnh nhân COVID-19 là một dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

Mặc dù vẫn chưa thống kê được tỷ lệ, nhưng phải lọc máu là một diễn biến đáng lo ngại ở bệnh nhân COVID-19. Ngoài ra, người đang chạy thận bị mắc COVID-19  thường có tiên lượng xấu.

Thận có thể phục hồi sau COVID-19 không?

Các chuyên gia cho biết, hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu bệnh nhân bị tổn thương thận liên quan đến COVID-19 đã phục hồi được chức năng thận. Những trường hợp bị chấn thương thận cấp tính do COVID-19 và không cần lọc máu sẽ có kết quả tốt hơn, có thể phục hồi chức năng thận. Thậm chí đã có những bệnh nhân COVID-19 điều trị trong Phòng ICU (săn sóc tích cực) bị chấn thương thận cấp tính và phải lọc máu, nhưng sau đó đã lấy lại được chức năng thận.

Người mắc bệnh thận có nên tiêm vaccine phòng COVID-19 hay không?

Người mắc bệnh thận nên được ưu tiên chủng ngừa vaccine COVID-19. Các dữ liệu cho thấy việc sử dụng các loại vaccine hiện có đều an toàn trên nhóm đối tượng này.

Kidney disease concept. 3d illustration

Hội chứng covid -19 – Thận yếu phải làm sao?

Uống nhiều nước: Mỗi ngày cần uống tối thiểu 2 lít nước. Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, thận và máu sẽ không hoạt động tốt, thận sẽ không thể tạo ra các áp lực nước đủ lớn để thải độc tố ra ngoài qua đường tiết niệu.

Ăn các loại thực phẩm tốt cho cơ thể như các loại trái cây, rau củ quả giúp thận loại bỏ acid dư thừa ra khỏi cơ thể và bài tiết trong nước tiểu. Một số thực phẩm tốt cho thận: táo, lòng trắng trứng, bắp cải, súp lơ, tỏi, ớt chuông, quả nam việt quất…

Giảm tiêu thụ muối và protein: Natri và protein là cần thiết để duy trì cân bằng chất lỏng, nhưng nếu dư thừa trong cơ thể quá nhiều mà không được đào thải thì sẽ gây ra bệnh thận, cao huyết áp có thể dẫn tới đột quỵ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *