Bệnh tiểu đường có lây không?

Bệnh tiểu đường hiện nay là một căn bệnh mãn tính phổ biến ở toàn thế giới và tỷ lệ mắc bệnh dần một gia tăng. Đây là một căn bệnh rất khó điều trị, xuất hiện ở tuổi trưởng thành. Do tỷ lệ béo phì ngày tăng hiện nay, càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi thành niên và người trẻ tuổi.

Bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một tình trạng bệnh lý chỉ những rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Nếu bị tiểu đường, bạn cần kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi để chắc chắn rằng lượng đường nằm trong mức an toàn.

Thông qua quá trình làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ glucose trong máu, sẽ có 3 loại tiểu đường: Tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường có lây không?

Tiểu đường không lây do tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết. Tiểu đường không hề lây nhiễm.

Tiểu đường có lây không? Tiểu đường hoàn toàn không phải do tác nhân virus, nấm hoặc vi khuẩn gây ra nên không thể lây lan từ người này cho người khác.

Bệnh tiểu đường có lây qua đường máu không?

Một số người nhầm lẫn rằng, tiểu đường là căn bệnh có liên quan đến máu nên có thể cũng lây truyền qua đường máu. Trên thực tế thực sự tiểu đường có lây qua đường máu không? Câu trả lời là, kể cả bạn tiếp nhận máu của 1 người mắc bệnh tiểu đường, bạn cũng hoàn toàn không thể mắc căn bệnh này, miễn là họ kiểm soát đường huyết tốt.

Bệnh tiểu đường có lây qua đường ăn uống không?

Câu trả lời là “không”. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, tuy tiểu đường không hề lây lan nhưng đối tượng mắc bệnh của nó là hầu hết tất cả mọi người. Một ví dụ điển hình là nếu như 1 trong 2 vợ chồng đã bị tiểu đường thì người còn lại cũng có nguy cơ rất cao sẽ bị bệnh do họ có chế độ ăn uống, sinh hoạt giống nhau. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta đều cần phải có ý thức để chủ động phòng ngừa bệnh qua chế độ ăn uống cho người tiểu đường khoa học, lành mạnh, vận động hợp lý.

Bệnh tiểu đường có khả năng di truyền

Theo một thống kê từ trung tâm sức khỏe cộng đồng Harvard cho thẩy nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 của con cái khi có bố hoặc mẹ bị bệnh lần lượt sẽ là 10% và 4%. Còn đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, nguy cơ này cao hơn nhiều. Nếu như bố/mẹ bị bệnh tiểu đường trước tuổi 50, thì nguy cơ mắc bệnh của con cái là trên 14%; còn nếu bố/mẹ bị mắc bệnh đái tháo đường sau 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh là 7,7% và đạt lên tới mức 50% nếu cả bố lẫn mẹ đều bị tiểu đường.

Thói quen sinh hoạt ăn uống không lành mạnh: Căn bệnh tiểu đường, nhất là tiểu đường tuýp 2, bị ảnh hưởng nhiều từ lối sống hay thói quen sinh hoạt hàng ngày. Người bị tiểu đường thông thường sẽ có các thói quen không tốt cho sức khỏe và thành viên trong cùng một gia đình thì thường lại có thói quen khá giống nhau. Điều này gây ra nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Sự căng thẳng: Nếu như trong gia đình bạn có người thân bị mắc tiểu đường, thì bạn sẽ dễ bị lo lắng hơn. Khi căng thẳng dẫn tới tăng đề kháng insulin và khiến bạn ăn đồ ngọt, đồ béo nhiều hơn để trấn an. Do vậy, nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2 cũng tăng lên.

Làm gì để phòng tránh bệnh tiểu đường

Ăn uống lành mạnh: khuyến khích lựa chọn thực phẩm ít béo, giàu dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, rau quả, các loại sản phẩm từ sữa, protein nạc…

Hạn chế đồ uống ngọt: Các loại nước ép trái cây, nước ngọt đóng chai… đều gây ảnh hưởng không tốt tới đường huyết. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này.

Tập luyện hàng ngày: duy trì hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, đạp xe và giảm số thời gian xem truyền hình, chơi điện tử… cũng có thể làm giảm nguy cơ tăng cân và giúp ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Thay vì lo lắng tiểu đường có lây không, tiểu đường lây qua đường nào thì bạn nên có kế hoạch phòng ngừa bệnh hiệu quả, gồm có thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường tập luyện vận động và khám sức khỏe định kỳ.

Những thực phẩm người tiểu đường nên tránh

– Chuối: Chuối là loại trái cây có hương vị ngon và có nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại nằm top đầu trong danh sách những thực phẩm người bị tiểu đường kiêng gì vì hàm lượng đường trong chuối khá cao. Để bổ sung những vitamin cần thiết cho cơ thể, bạn có thể ăn những loại trái cây khác như là cam, đu đủ, quýt, … vì chúng có thể giúp ổn định đường huyết cho cơ thể.

– Đồ ăn nhanh: Đồ ăn nhanh hiện nay có hàm lượng chất bảo quản cao cũng như hàm lượng chất béo tương đối lớn, ngay cả người bình thường và bệnh nên tiểu đường đều nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.

– Gạo trắng hay gạo tẻ là thực phẩm quen thuộc được người Việt Nam và các nước Đông Á nói chung sử dụng hàng ngày. Theo một nghiên cứu mới đây, nguy cơ mắc tiểu đường sẽ tăng thêm 27% khi ăn cơm nấu từ gạo trắng và đây cũng là thực phẩm có chứa nhiều tinh bột có thể làm tăng chỉ số đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường.  Thay vì ăn gạo trắng, bạn có thể ăn các loại gạo khác như là gạo lứt vì chúng có thể giảm lượng đường glucose trong máu và có nhiều chất xơ tốt cho cơ thể.

– Bánh mì: Trong bánh mì có chứa nhiều cacbonhydrat làm tăng lượng đường trong máu và tinh bột trong bánh mì được chia nhỏ nên chúng đi rất nhanh trong đường tiêu hóa và chuyển hóa vào máu giống như glucose làm cho đường huyết tăng nhanh. Không những thế, bánh mì còn ngăn cản việc hấp thu chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác như sắt, kẽm…

– Nội tạng động vật: Đối với người bị tiểu đường, ngoài những thực phẩm có hàm lượng đường cao thì các thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol như nội tạng động vật cũng nằm trong danh sách bệnh nhân tiểu đường kiêng gì. Ngoài ra, đối với người bình thường, việc thường xuyên ăn quá nhiều nội tạng động vật cũng gây ra nhiều vấn đề dẫn đến việc tăng cao nguy cơ mắc các chứng bệnh về đường huyết và tim mạch.

– Sữa tươi có đường: Người mắc tiểu đường không nên uống sữa béo và sữa tươi có đường vì nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, không nên kiêng hoàn toàn sữa tươi vì nó có chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng, axit amin giúp cơ thể dễ tiêu hóa và khỏe mạnh.

– Trái cây sấy, phơi khô: Đây là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng nhưng lại có hại đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì có  nhiều đường được cô đặc lại làm tăng lượng đường trong máu dẫn đến việc kháng insulin của cơ thể.

– Nước ngọt có ga: Các loại nước có ga là những nước giải khát rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên, chúng lại là khắc tinh của người bị tiểu đường bởi hàm lượng đường quá cao. Đối với cơ thể bình thường, việc thường xuyên uống nước ngọt có ga sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường lên 22%.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *