Bệnh Gout (gút) là một dạng viêm khớp. Nguyên nhân gây ra bệnh Gout là do sự lắng đọng các tinh thể muối urat tại các khớp. Bệnh có triệu chứng và cách điều trị khác nhau ở từng giai đoạn. Bệnh gout có thể dẫn đến mãn tính và gây nguy hiểm đến tính mạng. Cùng Y tế Bình Minh tìm hiểu về bệnh gout và gout mãn tính qua bài viết dưới đây nhé!
1, Bệnh gout là gì?
Bệnh Gout (bệnh gút) hay còn gọi là bệnh thống phong, là một dạng viêm khớp gây ra do sự lắng đọng các tinh thể muối urat tại các khớp. Axit uric là sản phẩm trong quá trình thoái giáng các chất đạm chứa nhân purin, các chất đạm này thường có trong các loại thực phẩm mà chúng ta thường ăn hàng ngày. Bệnh Gout được chia làm 2 loại là Gout cấp tính và Gout mạn tính.
Mục Lục
Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh Gout
Bệnh Gout có những dấu hiệu và triệu chứng khá đặc trưng. Bệnh diễn tiến theo các giai đoạn và tương ứng với mỗi giai đoạn, bệnh sẽ có các dấu hiệu như sau
– Giai đoạn đầu: thường không có triệu chứng nào rõ ràng. Đau nhiều vào ban đêm.
– Xuất hiện cơn Gout cấp: các cơn đau viêm khớp xảy ra đột ngột về đêm và gần sáng.
– Giai đoạn Gout không điển hình: đau nhẹ ở các khớp, kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm,…
– Giai đoạn Gout mạn tính: sự xuất hiện của các hạt tophi.
Nguyên nhân gây ra bệnh Gout
Bệnh Gout xảy ra do nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:
- Nồng độ acid uric trong máu tăng bẩm sinh
- Yếu tố di truyền và cơ địa
- Acid uric trong máu tăng thứ phát
2, Bệnh Gout mãn tính là gì?
Biểu hiện bệnh gout mạn tính: hạt tophi to dần, các cơn đau và cường độ ngày càng nhiều, viêm đa khớp mãn tính, suy thận và mắc các bệnh về máu như: nhiễm trùng máu, tim mạch.
Gout thông thường đã là nỗi sợ hãi của rất nhiều người bởi những cơn đau và sự bất tiện mà bệnh nhân gặp phải. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của bệnh vẫn còn rất cao khi nó chuyển biến thành bệnh gout mãn tính.
Một số biểu hiện của bệnh gout mãn tính
Bệnh nhân bị gout một thời gian dài thì sẽ dần có những biến chứng trên các khớp. Cụ thể là trên khớp sẽ xuất hiện những khối u có kích thước to nhỏ khác nhau được tạo nên từ những tinh thể sinh học Urate bám chặt trên những mô khớp của người bệnh. Các khối u này còn có tên gọi khác là Tophi, mặc dù những khối thường tái phát sau một thời gian khá dài nhưng một khi đã xuất hiện u thì vùng sưng có thể bị viêm lở, gây cản trở cho hoạt động của bệnh nhân. Những khối u xuất hiện nhiều không chỉ ở những khớp bị gút mà còn có thể sưng ở vùng đùi, bụng hay các bắp tay và bắp chân.
Sau khi xác định những biểu hiện của bệnh gout mãn tính, bạn cần nhanh chóng đi điều trị trước khi những tác hại của bệnh trở nên nặng hơn.
Những tác hại của bệnh gout mãn tính
Một khi bệnh chuyển biến thành gout mãn tính thì rất khó để chữa lành. Triệu chứng nhẹ của bệnh là toàn thân bị đau nhức khó chịu, dần dần các cơ đau mà người bệnh phải chịu sẽ mạnh hơn. Ngoài ra, những khối u xuất hiện ở vùng bàn tay, bàn chân, vùng khuỷu tay hay ngón chân có thể gây ảnh hưởng đến cột sống hay làm tổn thương đĩa đệm. Tác hại nặng hơn của bệnh gout mãn tính là những biến chứng sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận, gây ra các bệnh như sỏi thận hay suy thận cấp và mạn. Từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng lọc máu của thận. Cho dù quá trình biến chứng thành mãn tính còn chậm nhưng một khi người bệnh đã gặp phải thì có nguy cơ bị tử vong cao. Bệnh gout mãn tính không chỉ gây tử vong vì ảnh hưởng đến thận mà còn có thể gây ra các bệnh khác trong cơ thể của bệnh nhân.
Do biến chứng từ bệnh gout thông thường mãn tính còn chậm, nên hầu hết những người mắc bệnh còn chủ quan không chữa trị triệt để cũng như kiêng kị thức ăn dầu mỡ hay sử dụng bia rượu. Chính vì những hành động chủ quan của bệnh nhân nên có nhiều trường hợp một khi đã mắc bệnh thì đều rất khó chữa trị và còn có thể bị tử vong. Để bảo vệ sức khỏe chúng ta về lâu dài thì những người đã hay có nguy cơ mắc bệnh nên hết sức tuân thủ những chỉ định khám chữa bệnh của bác sĩ cũng như có chế độ ăn uống, tập thể dục bồi bổ sức khỏe hợp lí.
Các phương pháp điều trị bệnh Gout:
- Chống viêm khớp trong các đợt cấp
- Hạ acid uric máu nhằm phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, ngăn ngừa biến chứng do Gout gây ra.
- Điều trị các bệnh lý kèm theo
- Cần điều trị viêm khớp cấp trước
- Thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, kiểm tra chức năng thận.
- Tùy theo mức độ và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Lưu ý rằng bạn cần phải tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ.
Phòng chống bệnh Gout
- Để phòng chống bệnh Gout, bạn cần:
- Bổ sung nước
- Giảm béo
- Tăng cường thực phẩm chứa ít purine
- Tránh ăn quá nhiều đạm động vật
- Không uống rượu, bia, đồ uống có ga
- Kiểm tra định kỳ sức khỏe 6 tháng một lần
Căn bệnh nào cũng có cách để điều trị nhưng người bệnh phải kiên trì làm theo hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả.