Chắc hẳn có rất nhiều người chưa biết về đèn hồng ngoại và tác dụng của của tia hồng ngoại đối với việc chăm sóc sức khỏe. Vậy đèn hồng ngoại là gì? Tác dụng của đèn hồng ngoại như thế nào? Sử dụng đèn có dễ không? Bài viết dưới đây của Bình Minh Medical sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho các bạn.
Mục Lục
Đèn hồng ngoại là gì?
Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng 700nm – 1400nm, dài hơn ánh sáng nhìn thấy, vì vậy, chúng ta không nhìn thấy được tia hồng ngoại.
Đèn hồng ngoại phát ra tia hồng ngoại và thường phát kèm theo ánh sáng đỏ để người sử dụng dễ quan sát được phạm vi tác dụng của tia hồng ngoại.
Tùy loại đèn mà công xuất phát khác nhau, thông thường, các loại bóng đèn hồng ngoại sử dụng trong điều trị bệnh có công suất 250W.
Tác dụng chủ yếu của tia hồng ngoại là nhiệt nóng.
Soi đèn hồng ngoại có tác dụng gì?
Vì đặc tính của tia hồng ngoại là bức xạ có nhiệt lượng cao, nên tác dụng chủ yếu của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt. Khi sử dụng tia hồng nhiệt để chữa bệnh, tại những vùng chịu tác dụng nhiệt sẽ làm mạch máu giãn ra như nhiều phương pháp nhiệt khác, bởi vậy nó sẽ giảm bớt những cơn đau, chống viêm mãn tính và làm mềm cơ.
-
Tác dụng trị liệu
Với những căn bệnh về cơ, xương, khớp, những vết bầm tím… đèn hồng ngoại cũng có tác dụng làm giảm bớt những cơn đau, chống cứng cơ, làm tan máu bầm. Đồng thời cũng tăng cường trao đổi chất, kích thích sinh trưởng tế bào, kích thích tuần hoàn máu- nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
-
Tác dụng sưởi ấm
Tia hồng ngoại có tác dụng xuyên thấu nhiệt nông xuyên qua da khoảng 3mm, vì thế tia sáng này làm nóng tại chỗ, làm cho nhiệt độ của da tăng lên từ đó mạch máu tại chỗ cũng giãn da. Khi lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên và tăng nhiệt tại chỗ sẽ dẫn đến phát tán nhiệt toàn cơ thể, giúp cơ thể bạn sưởi ấm.
-
Tác dụng làm đẹp
Không chỉ có tác dụng tốt đối với sức khỏe, đèn hồng ngoại còn được đánh giá cao trong việc làm đẹp. Đèn hồng ngoại có tác dụng làm mềm da, khiến những mạch máu li ti lưu thông, kích thích tế bào da sinh trưởng đồng thời loại bỏ đi những tế bào da chết… Bên cạnh việc giúp cho bạn có một làn da trắng sáng và tươi trẻ, đèn hồng ngoại còn có tác dụng tốt trong việc kích thích chân tóc, giữ màu cho tóc nhuộm…
Do có nhiều tác dụng đối với sức khỏe cũng như trong làm đẹp, đèn hồng ngoại được sử dụng rộng khắp tại các phòng khám, thẩm mỹ viện… và chưa có những bằng chứng chống chỉ định với đèn hồng ngoại.
Tác dụng của đèn hồng ngoại đối với những trường hợp nào?
– Giảm đau, giảm co thắt cơ trong các chứng đau mạn tính như: đau thắt lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ,…
– Viêm mãn tính (viêm khớp, thoái hóa khớp, áp xe…), phù nề do viêm, do chấn thương, đau do thần kinh ngoại vi..
– Tăng cường dinh dưỡng tại chỗ trong các trường hợp vết thương, vết loét lâu liền, làm nhanh liền sẹo,… tổ chức da, cơ sẹo xơ dính.
Ngoài ra đèn hồng ngoại còn tác dụng với một số trường hợp khác như thiếu dinh dưỡng do tuần hoàn kém, co thắt cơ, cơ tăng lực chuẩn bị khi vận động.
Cách sử dụng đèn hồng ngoại tại nhà
- Hướng bóng đèn thẳng góc với vùng da cần chiếu.
- Khoảng cách từ bóng đèn đến da thường từ 50cm – 70cm tùy mục đích.
- Thời gian 20 – 30 phút/ 1 lần, ngày có thể chiếu 1 – 2 lần.
- Kiểm tra và theo dõi vùng da sau khi chiếu đèn.
- Theo dõi cảm giác và phản ứng của cơ thể.
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng đèn hồng ngoại
- Kiểm tra sự chắc chắn của đèn trước khi chiếu.
- Chọn loại đèn có lưới bảo vệ để tạo thêm sự an toàn.
- Tránh để nước bắn vào đèn trong quá trình chiếu đèn.
- Có thể bị bỏng sau khi chiếu, chườm mát và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí bỏng.
- Mệt, choáng váng sau chiếu đèn: Nghỉ ngơi theo dõi.
Mặc dù chiếu đèn hồng ngoại tại nhà thường là một phương pháp an toàn cho mọi người, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn tự sử dụng phương pháp trên. Bác sĩ sẽ là người xác định liệu pháp tốt nhất cho tình trạng của bạn. Nếu gặp phải bất kỳ rủi ro không mong muốn nào trong quá trình sử dụng, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chữa trị kịp thời.