Tụt huyết áp là gì ? tụt huyết áp uống trà đường được không ?

Huyết áp thấp là một tình trạng vô cùng nguy hiểm đối với người bệnh, có thể gây nên tình trạng đôt quỵ, nguy hiểm tới người bệnh. Nhưng nhiều người vẫn chưa phân biệt được dấu hiệu của tụt huyết áp và tụt huyết áp uống trà đường được không ? Cùng Bình Minh medical tìm hiểu qua bài viết. 

Tụt huyết áp

Tụt huyết áp là gì ?

Tụt huyết áp hay còn gọi là huyết áp thấp là tình trạng huyết áp tâm thu ( huyết áp cao nhất ) thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương ( huyết áp thấp nhất ) thấp hơn 60 mmHg.

Những đối tượng thường bị tụt huyết áp

Tụt huyết áp là gì ? tụt huyết áp uống trà đường được không ?

Hiện nay, tụt huyết áp xảy ra khá phổ biến, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng huyết áp thấp. Tuy nhiên, có một số đối tượng sẽ dễ gặp phải tình trạng này hơn cả là : 

  • Người bị Tụt huyết áp do bẩm sinh: có thể bạn chưa biết thông tin có đến khoảng 7% số người bị bệnh huyết áp thấp đúng không nào? Những đối tượng này là những người dễ bị tụt huyết áp.

  • Người tụt huyết áp do suy tim

  • Người tụt huyết áp do loạn trương lực

  • Người tụt huyết áp do một số tác dụng phụ của việc sử dụng một thuốc như kháng sinh hoặc an thần liều cao

  • Người tụt huyết áp do bị đau bao tử, viêm tụy,…

  • Người tụt huyết áp do căng thẳng, trầm cảm hay suy nhược cơ thể, làm việc quá sức, ăn uống không đầy đủ,…

Nguyên nhân tụt huyết áp

  • Tâm sinh lí, các hoạt động thể chất hay cảm súc ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số huyết áp tại thời điểm đó của mỗi người.

  • Đối với huyết áp thấp, một trong những nguyên nhân phổ biến hay xảy ra nhất là do tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp cao, đặc biệt là loại thuốc lợi tiểu. Vai trò của các loại thuốc lợi tiểu là tăng đào thải nước ra khỏi cơ thể con người theo đường dẫn nước qua thận. Từ đó, lượng thể tích dịch trong hệ tuần hoàn cũng giảm và làm giảm áp lực trong lòng mạch; Điều này sẽ gây ra giảm huyết áp. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc quá liều lượng cho phép, người bệnh sẽ đi tiểu quá nhiều, lượng nước trong mạch bị mất nhiều gây tụt huyết áp. Ngoài ra, một số nhóm thuốc giãn mạch trong điều trị tăng huyết áp cũng có thể gây ra tụt huyết áp nếu điều trị liều cao.

  • Một số trường hợp bị tụt huyết áp do sốc phản vệ khi tiêm kháng sinh hay uống thuốc, suy tim nặng, nhịp tim đập quá nhanh hoặc sốc nhiễm trùng.

  • Huyết áp cũng sẽ tụt khi lượng dịch tuần hoàn giảm. Là khi chúng ta bị mất nước nhiều do đổ mồ hôi, bị tiêu chảy cấp, nôn mửa hoặc chảy máu ồ ạt. Một người khỏe mạnh cũng có thể bị tụt huyết áp đột ngột sau khi đi tắm nước nóng, tắm hơi hoặc xông hơi ướt. Những người cao tuổi hoặc bị biến chứng thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường nhiều năm cũng dễ bị tụt huyết áp ở tư thế đứng, gây hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế hoạt động 1 cách đột ngột, đang nằm, ngồi đột nhiên đứng dậy.

Dấu hiệu nhận biết tụt huyết áp

Ở mức bị tụt huyết áp nhẹ, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, bị đau đầu nhẹ, chóng mặt, hoa mắt hay rối loạn giấc ngủ, da dẻ xanh xao, hay quên. Nếu chỉ số huyết áp tụt nhanh sẽ làm cho người bệnh bị choáng váng, say xẩm mặt mày, người bị vã mồ hôi và một số trường hợp nặng hơn sẽ bị ngất xỉu…

Tụt huyết áp là gì ? tụt huyết áp uống trà đường được không ?

Tụt huyết áp cần làm gì ?

Tụt huyết áp có thể có nhiều nguyên nhân xảy ra. Tuy nhiên nếu bạn bị tụt huyết áp hoặc gặp người bị tụt huyết áp, bạn cần chú ý:

  • Từ từ, nhẹ nhàng đặt người bệnh nằm xuống hoặc ngồi ở trên bề mặt phẳng. Lấy gối kê cả đầu và chân sao cho chân cao hơn so với đầu.

  • Cho người bệnh bổ sung nước, có thể uống nước sâm, trà gừng ấm,… hoặc các thức ăn đậm muối giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.

  • Nếu bệnh nhân đã có thuốc điều trị huyết áp thấp và được bác sĩ kê đơn thì giúp bệnh nhân uống thuốc. 

  • Nếu tình trạng bệnh không được cải thiện sau khi đã áp dụng các cách trên, nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế, bệnh viện để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm :

Tụt huyết áp uống trà đường được không ?

Ảnh hưởng của đường với người huyết áp thấp

Tụt huyết áp là gì ? tụt huyết áp uống trà đường được không ?

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, đường ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giảm của huyết áp. Khi lượng đường được nạp vào cơ thể nhiều có thể làm tăng huyết áp tâm thu ( 6,9 mmHg ) và huyết áp tâm trương ( 5,6 mmHg )

Khi nhắc đến đường, chúng ta có thể chia ra 2 loại đường là đường glucose và đường fructose. Đường glucose cơ thể người có thể tự sản xuất ra được, còn đường fructose thì không. Khi cơ thể người bổ sung 1 lượng đường fructose nhất định từ việc ăn các thực phẩm ( trái cây, rau củ…) có thể làm tăng nhịp tim, tăng nồng độ muối ở trong thận… tạo ra sự tương tác làm tăng các hoạt động ở trong cơ thể khiến huyết áp tăng và tăng nhu cầu oxy cơ tim.

Theo nghiên cứu, dù dùng một lượng đường vừa phải vào cơ thể nhưng sử dụng trong thời gian dài, liên tục có thể gây ảnh hưởng xấu tơi cơ thể. 

Tụt huyết áp uống trà đường được không ?

Tụt huyết áp là gì ? tụt huyết áp uống trà đường được không ?

Có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được công dụng của trà đường. Trà đường thường được sử dụng trong các trường hợp cơ thể bị hạ huyết áp do bị hạ đường huyết nhằm mục đích tăng lượng đường trong cơ thể. Với những bệnh nhân bị cao huyết áp không nên dùng trà đường, hãy để bệnh nhân nằm yên nghỉ ngơi khoảng 15 – 20 phút. Sử dụng máy đo huyết áp để biết huyết áp hiện tại của bệnh nhân biến động thế nào, có thể uống một viên thuốc hạ đường huyết do bác sĩ kê toa (nếu có). Sau đó nếu huyết áp của bệnh nhân vẫn chưa có dấu hiệu giảm, thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để tránh tình trạng nguy hiểm.

Lưu ý : Với những người bị cao huyết áp không nên cho uống trà đường vì trà đường có tác động là cao huyết áp. Khiến cho người bệnh dễ dẫn đến tình trạng suy tim, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…

Qua bài viết, Bình Minh medical mong cung cấp được các kiến thức cơ bản về huyết áp thấp và giải đáp thắc mắc tụt huyết áp uống trà đường được không ? Bạn chỉ nên tham khảo để áp dụng cơ bản và sử dụng máy đo huyết áp để đo và quản lý các chỉ số huyết áp của mình. Nếu huyết áp không ổn định, bạn nên đi thăm khám ở các bệnh viện để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia để được điều trị kịp thời bảo vệ sức khỏe bản thân.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *